5 min read

Lần đầu đàm phán lương

Lần đầu đàm phán lương

Hãy biết giá trị của bản thân, và chiến đấu cho giá trị đó.

* Viết dưới góc nhìn của một Individual Contributor. Có thể chuyện đàm phán lương cho những vị trí management sẽ khác so với trải nghiệm của mình.

Trong quá trình phỏng vấn, thường thì ở vòng đầu tiên, nhân sự sẽ hỏi về mức lương mong đợi của bạn.

“I’m looking for a high 60 to mid 70”

Mình nói thế khi được xét tuyển cho vị trí Data Analyst full-time đầu đời.

Sau khi vượt qua các vòng phỏng vấn còn lại, công ty offer mình $75,000 — đúng chính xác mức lương “mid 70” mà mình đề nghị ngay từ đầu, không hơn không kém.

Trải qua ba năm đi làm, trải nghiệm học hỏi nhiều hơn, mình nhận ra có 3 điều đã làm sai trong lần đầu nói chuyện lương bổng với nhà tuyển dụng.


1. Ngại đàm phán

Là sinh viên quốc tế đi tìm công việc đầu tiên, mình có tâm lý chỉ cần công ty nhận là được, chứ không quá quan tâm chuyện lương bổng thế nào. Mình sợ đòi hỏi cao thì người ta chê mình “đắt đỏ”, quyết định không thuê.

Đi làm rồi, với điểm nhìn của nhà tuyển dụng, mình biết để tìm được một ứng viên phù hợp cho một vị trí, cả về tính cách lẫn kỹ năng chuyên môn, không phải đơn giản.

Mỗi buổi phỏng vấn đồng nghĩa với việc người phỏng vấn bỏ ra thời gian trong ngày để phỏng vấn, thay vì làm việc chính của họ. Thử tưởng tượng mỗi tuần phải phỏng vấn với nhiều ứng viên nhưng vẫn chạy deadline cùng lúc. Chắc chết!

Bởi vậy, khi ứng viên đã được offer, nếu chỉ vì họ đề nghị tăng lương mà công ty rút offer không cho cơ hội thương lượng thì:

  • (1) Công ty không coi trọng ứng viên. Mà bạn có muốn làm cho một nơi không coi trọng mình ngay từ ban đầu không?
  • (2) Công ty sẵn sàng tốn thêm thời gian tiền bạc tiếp tục phỏng vấn để tìm ứng viên mới. Ơ vậy thì offer người ta cho vui à? Quay lại (1)

Nhận ra điều này rồi, sau này mình không bao giờ ngại đàm phán nữa.

2. Đưa ra câu trả lời quá sớm

Nếu nói cụ thể về mức lương mong đợi ngay trong vòng phỏng vấn đầu tiên, chúng ta rơi vào tình thế khó thương lượng sau này. Bởi vì:

  • (1) Có thể nói hớ — thấp hơn mức lương thực sự của công ty
  • (2) Đề nghị cao khi chưa chứng minh năng lực qua các vòng khác có thể gây ấn tượng xấu

Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, tìm cách khéo léo từ chối trả lời câu hỏi này.

Nếu bị ép trả lời, hỏi ngược lại xem mức lương công ty dự kiến cho vị trí này là bao nhiêu.

Chỉ bắt đầu trả lời và đàm phán khi công ty hỏi bạn về mức lương sau vòng cuối cùng. Lúc này mình đã ở thế có quyền đòi hỏi hơn.

Mình học được những tip này qua chia sẻ của chị Ngọc, trong một buổi gặp gỡ của cộng đồng Viet UX — PM. Video này đã thay đổi cách nhìn của mình rất nhiều về chuyện đàm phán lương.

Xem thêm video ở đây.

3. Chỉ research mức lương dựa trên job title

Trước hôm phỏng vấn, mình chuẩn bị rất kỹ cho trường hợp bị hỏi về mức lương. Mình đã tham khảo nhiều nguồn khác nhau để tìm ra con số hợp lý cho vị trí Data Analyst.

Bạn có thể xem thêm các nguồn ở đây.

The 5 Best Tools to Calculate Your Salary + Know Your Worth | Career Contessa
Here are the top tools to calculate your salary and know your worth within your industry.

Một điều mình sớm nhận ra khi bắt đầu tìm việc lần đầu tiên và ngay cả bây giờ, tên gọi của các vị trí trong ngành Data rất lung tung! Nhiều khi gọi là Data Analyst ở một nơi, nhưng Data Engineer hay Data Scientist ở một nơi khác. Và vô số các trường hợp khác.

Bởi vậy không biết đường nào mà lần khi tìm hiểu về mức lương!

Sau này mình học được một tip từ đồng nghiệp cũ mà mình thấy rất hay để tính lương trung bình cho bất cứ vị trí nào, đặc biệt là những vị trí không có thống kê lương rõ ràng.

Hãy đọc kỹ mô tả công việc.

Sau đó xem các nhiệm vụ của bạn liên quan đến công việc nào khác đã có thống kê lương rõ ràng.

Tìm lương trung bình của những vị trí đó.

Đồng thời ước lượng phần trăm những nhiệm vụ đấy so với cả công việc.

Ví dụ:

Mình nộp vị trí Data Analyst. Ngoài làm KPI dashboard, còn làm data pipelining và statistical analysis.

Mình ước lượng 30% làm việc Data Analyst truyền thống, 30% làm Data Engineering, và 30% làm Data Scientist.

Nếu mức lương trung bình của các vị trí hiện giờ như sau:

  • Data Analyst: $61,000
  • Data Engineer: $87,000
  • Data Scientist: $97,000

Thì mức lương trung bình của công việc mình đang nộp là:

30% x $61,000 + 30% x $87,000 + 30% x $97,000 = $73,500 (làm tròn lên $74,000)

Mấy năm trước, khi đưa ra mức lương mong đợi, mình dựa vào trung bình của Data Analyst — $61,000.

Nếu mình biết được bí quyết này sớm hơn, mình đã có thể đàm phán dựa trên trung bình mới này $74,000.

Nên nhớ, đây là con số ước lượng trung bình. Bạn có thể cộng thêm 10–20k nữa vào con số này rồi đàm phán (đề nghị 95,000 chẳng hạn).

Sau đó công ty có thể deal xuống, hoặc đồng ý con số bạn đã đưa ra.

Mong rằng những chia sẻ này giúp bạn tự tin hơn khi đàm phán lương. Một khi đã có mức lương tốt, thì những mức lương sau chỉ có thể tốt hơn lên thôi nhé hihi.

Photo by NeONBRAND on Unsplash